Cái tên Taekwondo được chính thức được công bố rộng rãi đến thế giới kể từ ngày 11/4/1955, tuy nhiên, những yếu tố cấu thành nên đặc điểm của Taekwondo ngày nay đã hình thành trong lòng dân tộc Triều Tiên và những vùng phụ cận từ những năm 37 trước Công nguyên. Lớn mạnh, liên tục bổ sung, cải tiến, va chạm với nhiều bộ môn võ thuật khác, những gì thuộc về Taekwondo chúng ta thấy ngày hôm nay là công sức của bao nhiêu thế hệ võ sinh dày công gây dựng. Nối tiếp truyền thống đó, Taekwondo ngày hôm nay vẫn luôn phát triển mạnh mẽ với nhiều thế mạnh đặc biệt mà không phải môn võ nào cũng có.
Châu Tuyết Vân cô gái vàng của Taekwondo Việt Nam |
1. Số lượng võ sinh đông đảo – nguồn nhân lực lớn để phát triển, truyền bá Taekwondo
Võ Taekwondo hiện nay là một trong những môn võ có đông đảo người theo học, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết mọi khu vực trên toàn thế giới. Các lớp học võ taekwondo đang ngày một phát triển và hoàn thiện bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
Số lượng võ sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của cả bộ môn. Số lượng môn sinh tỉ lệ thuận với nguồn nhân lực mà bộ môn có được trong công cuộc phát triển, cải tiến các kĩ thuật, va chạm cọ xát với các bộ môn khác, cũng như có nhiều cơ hội hơn để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Võ Taekwondo hiện nay là một trong những môn võ có đông đảo người theo học, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở hầu hết mọi khu vực trên toàn thế giới. Các lớp học võ taekwondo đang ngày một phát triển và hoàn thiện bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
Số lượng võ sinh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của cả bộ môn. Số lượng môn sinh tỉ lệ thuận với nguồn nhân lực mà bộ môn có được trong công cuộc phát triển, cải tiến các kĩ thuật, va chạm cọ xát với các bộ môn khác, cũng như có nhiều cơ hội hơn để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
Đòn đá sau trong võ Taekwondo
Hãy tưởng tượng xem, môn võ có 100 người theo học và môn võ 10 000 người theo học sẽ khác như như thế nào? Sự phát triển của mỗi môn võ chịu ảnh hưởng bởi 2 yếu tố hoà hợp: nỗ lực chung của cả cộng đồng võ thuật, và thành tựu của những con người xuất chúng trong bộ môn.
|
2. Nhiều võ sĩ Taekwondo bước ra và thành công những đấu trường khác.
Dù Taekwondo có hệ thống giải đấu chặt chẽ, đa dạng ở nhiều trình độ và cấp độ (quốc gia, khu vực, quốc tế), tuy nhiên, cũng như nhiều môn võ khác, đã có không ít các võ sĩ Taekwondo thử sức mình ở những giải đấu ngoài bộ môn, đặc biệt là Kickboxing và MMA (võ tổng hợp).
Dù Taekwondo có hệ thống giải đấu chặt chẽ, đa dạng ở nhiều trình độ và cấp độ (quốc gia, khu vực, quốc tế), tuy nhiên, cũng như nhiều môn võ khác, đã có không ít các võ sĩ Taekwondo thử sức mình ở những giải đấu ngoài bộ môn, đặc biệt là Kickboxing và MMA (võ tổng hợp).
Một nguyên nhân dễ hiểu mà ta có thể dùng để lý giải cho việc này, đó là Taekwondo sở hữu hệ thống kĩ thuật striking (hệ kĩ thuật tấn công gây sát thương bằng va chạm trực tiếp) rất phong phú, đa dạng. Ta có thể dễ dàng tìm thấy ở Taekwondo nhiều kĩ thuật đấm – đá tương đồng với các bộ môn khác như Kickboxing, Muay Thai, Karate…. Chính vì thế mà các võ sĩ với nền tảng Taekwondo có thể dễ dàng thích nghi với điều kiện thi đấu của nhiều giải đấu lớn khác.
Điều này không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cũng như uy tín của Taekwondo, mà ngược lại, nó còn chứng minh được sức mạnh không hề mai một của Taekwondo khi đối mặt với những môn võ “mới” tại những đấu trường “mở” – nơi người ta không chỉ dùng kĩ thuật Taekwondo.
Điều này không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cũng như uy tín của Taekwondo, mà ngược lại, nó còn chứng minh được sức mạnh không hề mai một của Taekwondo khi đối mặt với những môn võ “mới” tại những đấu trường “mở” – nơi người ta không chỉ dùng kĩ thuật Taekwondo.
Anthony Pettis (bên phải) – Anh chàng ngổ ngáo đang làm mưa làm gió tại giải võ tổng hợp UFC có nền tảng võ thuật tự vệ phụ thuộc phần lớn vào Taekwondo.
|
Serkan Yılmaz là một võ sĩ Kickboxing đại diện cho những võ sinh đi lên từ nền tảng Taekwondo. Bên cạnh đó, còn có những cái tên rất đáng chú ý khác như Mirko Filipovic, Branko Cikatic, Rick Roufus…. |
Thành công của những võ sĩ này như một cú tát vào mặt những người hay chê bai “Taekwondo đã lỗi thời, không còn đủ sức sánh vai với những môn võ hiện đại”, đồng thời cũng là niềm khích lệ to lớn với các võ sinh Taekwondo hiện tại, bất kể là trên con đường đi theo Taekwondo chuyên nghiệp, hoặc hướng đến các trường phái chiến đấu khác.
3. Hệ thống quản lý chặt chẽ, khoa học.
Taekwondo hiện nay tồn tại hai hệ thống quản lý lớn, đó là
- International Taekwon-Do Federation, hay còn gọi tắt là ITF
- World Taekwondo Federation, hay còn viết tắt là WTF. Đây cũng là tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chính thức công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế
Taekwondo hiện nay tồn tại hai hệ thống quản lý lớn, đó là
- International Taekwon-Do Federation, hay còn gọi tắt là ITF
- World Taekwondo Federation, hay còn viết tắt là WTF. Đây cũng là tổ chức được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chính thức công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế
Với hệ thống quản lý chặt chẽ, phân cấp rõ ràng (khu vực, quốc gia, tỉnh thành…) Taekwondo dễ dàng tổ chức thành công các giải thi đấu, các sự kiện võ thuật, thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh; cũng như kịp thời đưa ra những thay đổi, cải tiến hợp lý trong tổ chức thi đấu, cũng như hoàn thiện hệ thống kĩ thuật của bộ môn.
Liên đoàn Taekwondo quốc tế |
Dưới sự giám sát của Uỷ ban Olympic Quốc tế, WTF luôn đưa ra những thay đổi phù hợp, áp dụng những công nghệ mới nhất vào thi đấu, cũng như cải thiện kĩ thuật, bài quyền chung cho Taekwondo.
Năm 2012, WTF bất ngờ tuyên bố sử dụng giáp điện tử trong thi đấu Taekwondo, thay thế giáp LaJust cũ. Giáp điện tử mới trở thành một trong những tâm điểm của vấn đề thể thao hoá và chuyên nghiệp hoá trong thi đấu Taekwondo, đồng thời cũng phản ánh rõ nét sự hiệu quả của hệ thống quản lý Taekwondo thế giới.
Năm 2012, WTF bất ngờ tuyên bố sử dụng giáp điện tử trong thi đấu Taekwondo, thay thế giáp LaJust cũ. Giáp điện tử mới trở thành một trong những tâm điểm của vấn đề thể thao hoá và chuyên nghiệp hoá trong thi đấu Taekwondo, đồng thời cũng phản ánh rõ nét sự hiệu quả của hệ thống quản lý Taekwondo thế giới.
Giáp điện tử được WTF đưa vào sử dụng từ năm 2012 |
4. Tinh thần đạo đức của Taekwondo phù hợp với nhiều dân tộc, khu vực.
Cũng như nhiều môn võ khác, Taekwondo tồn tại bộ quy tắc ứng xử chung dành cho toàn bộ các môn sinh. Trong giới hạn của bài viết, tôi xin nêu ra vài nét chính trong tinh thần của võ sinh Taekwondo toàn thế giới.
-Kính trọng sư phụ, các bậc đàn anh.
-Không dùng Taekwondo cho mục đích xấu.
-Luôn bênh vực cho tự do và công lý.
-Phấn đấu xây dựng xã hội và thế giới tốt đẹp hơn.
Cũng như nhiều môn võ khác, Taekwondo tồn tại bộ quy tắc ứng xử chung dành cho toàn bộ các môn sinh. Trong giới hạn của bài viết, tôi xin nêu ra vài nét chính trong tinh thần của võ sinh Taekwondo toàn thế giới.
-Kính trọng sư phụ, các bậc đàn anh.
-Không dùng Taekwondo cho mục đích xấu.
-Luôn bênh vực cho tự do và công lý.
-Phấn đấu xây dựng xã hội và thế giới tốt đẹp hơn.
(Những mục nêu trên có thể được tuỳ biến phần nào để phù hợp với văn hoá, phong tục bản địa).
Cũng như nhiều môn võ khác, tinh thần thượng võ, thể thao công bằng, lành mạnh và hữu nghị là những nét đẹp của bộ môn Taekwondo. |
Nói chung, tinh thần của Taekwondo phù hợp với nhân đạo, khuyến khích người luyện tập thực hiện những hành vi tốt đẹp nên dễ dàng được nhiều dân tộc, khu vực chấp nhận truyền bá. Có thể nói, ngoài mục đích rèn luyện phẩm chất đạo đức võ sinh, những quy định tinh thần của Taekwondo cũng là yếu tố giúp Taekwondo có thể dễ dàng truyền bá rộng rãi, cũng như tạo dựng uy tín của Taekwondo trong lòng võ sinh cũng như những người khác.
5. Tính chất cũ – mới hoà hợp của Taekwondo.
Ta có thể dùng những sự kiện, nhân vật để xác định thời gian một môn võ được chính thức tổng kết và công bố. Tuy nhiên, thật khó để nói chắc chắn rằng một môn võ được hình thành từ khi nào.
Từ trong lòng mỗi dân tộc cổ đại đã tồn tại khái niệm chiến đấu, và hình thành ý thức hoàn thiện hoá, ưu thế hoá kĩ thuật chiến đấu. Từng kinh nghiệm của loài người nói chung, và của mỗi dân tộc nói riêng đúc kết được về những cú đấm, cú đá sao cho nhanh hơn, mạnh hơn đã có từ trước Công nguyên, thậm chí là trước đó nữa.
Ta có thể dùng những sự kiện, nhân vật để xác định thời gian một môn võ được chính thức tổng kết và công bố. Tuy nhiên, thật khó để nói chắc chắn rằng một môn võ được hình thành từ khi nào.
Từ trong lòng mỗi dân tộc cổ đại đã tồn tại khái niệm chiến đấu, và hình thành ý thức hoàn thiện hoá, ưu thế hoá kĩ thuật chiến đấu. Từng kinh nghiệm của loài người nói chung, và của mỗi dân tộc nói riêng đúc kết được về những cú đấm, cú đá sao cho nhanh hơn, mạnh hơn đã có từ trước Công nguyên, thậm chí là trước đó nữa.
Taekkyon, môn võ cổ của dân tộc Triều Tiên, được xem là tiền thân gần nhất của Taekwondo hiện đại.
|
Taekwondo cũng nằm trong quy luật đó. Với lịch sử trải dài gần như trọn vẹn hết quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Triều Tiên, cùng với nhiều lần biến đổi cả về tên gọi, hình thức, cộng thêm thời gian dài chịu ảnh hưởng một phần từ Karate Nhật Bản, ta không thể lấy mốc thời gian 1955 (năm cái tên “Taekwondo” ra đời) để nói rằng Taekwondo là một bộ môn võ thuật còn “trẻ”. Không hề! Thậm chí chúng ta còn chưa nhắc đến khoảng thời gian sau đó, tuy chỉ mấy mươi năm, nhưng lại là khoảng thời gian đỉnh điểm của phong trào giao lưu trao đổi tinh hoa và kinh nghiệm giữa các bộ môn võ thuật trên toàn thế giới, khoảng thời gian đã đưa Taekwondo chuyển mình mạnh mẽ và có được chỗ đứng như ngày hôm nay.
Vừa tích luỹ và gìn giữ được kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc Triều Tiên, vừa nhạy bén chọn lọc và tiếp thu tinh hoa võ thuật từ nhiều môn võ, kĩ thuật Taekwondo ngày nay pha trộn nhiều yếu tố xưa cũ – hiện đại; vẫn coi trọng yếu tố chuẩn mực, chính xác như nhiều môn võ truyền thống, vừa đề cao tính hiệu quả, thực tế chiến đấu như võ thuật hiện đại, Taekwondo đã từ lâu thoát khỏi cái bóng “Karate Hàn Quốc” (Taekwondo đã từng bị hiểu lầm như thế trong suốt thời kì Karate du nhập vào Hàn Quốc), có được chỗ đứng xứng đáng của mình trên bản đồ võ thuật thế giới.
Vừa tích luỹ và gìn giữ được kinh nghiệm chiến đấu của dân tộc Triều Tiên, vừa nhạy bén chọn lọc và tiếp thu tinh hoa võ thuật từ nhiều môn võ, kĩ thuật Taekwondo ngày nay pha trộn nhiều yếu tố xưa cũ – hiện đại; vẫn coi trọng yếu tố chuẩn mực, chính xác như nhiều môn võ truyền thống, vừa đề cao tính hiệu quả, thực tế chiến đấu như võ thuật hiện đại, Taekwondo đã từ lâu thoát khỏi cái bóng “Karate Hàn Quốc” (Taekwondo đã từng bị hiểu lầm như thế trong suốt thời kì Karate du nhập vào Hàn Quốc), có được chỗ đứng xứng đáng của mình trên bản đồ võ thuật thế giới.
Nguồn: Cáo Già ( theo vothuat.vn )